Bê tông khí chưng áp, hay gạch AAC, là vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững đang được ưa chuộng tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Nhờ những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng cách nhiệt và cách âm, AAC trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều dự án xây dựng. Đây là loại vật liệu đã phổ biến vào năm 1920 tại các nước Châu Âu với nhiều công dụng và ưu điểm nổi bật hơn nhiều so với gạch đỏ truyền thống. Vậy tại sao loại vật liệu này không phổ biến và ít được biết đến tại Việt Nam, hãy cùng đi vào tìm hiểu nhé.
Khởi nguồn từ Thụy Điển
Lịch sử của gạch AAC, bắt đầu từ những năm 1920 tại Thụy Điển. Khi đó, kiến trúc sư và nhà phát minh Axel Eriksson đã nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thay thế nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền vững cho bê tông truyền thống. Ông đã phát minh ra AAC bằng cách sử dụng quy trình chưng áp để nâng cao đặc tính của hỗn hợp bê tông đã bổ sung chất xố p, tạo ra loại bê tông nhẹ hơn nhưng vẫn cứng cáp và chịu lực tốt.
Kiến trúc sư và nhà phát minh Axel Eriksson
Phát triển và hoàn thiện
Qua nhiều thập kỷ, công nghệ sản xuất AAC đã được cải tiến đáng kể. Từ quy trình ban đầu sử dụng cát silic, vôi, xi măng, nước và bột nhôm, ngày nay AAC được sản xuất với dây chuyền hiện đại, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả cao hơn. Nhờ những cải tiến này, AAC không chỉ gia tăng tính năng cách nhiệt, cách âm vượt trội so với bê tông thông thường mà còn thân thiện với môi trường hơn do giảm thiểu lượng khí thải CO2.
Quy trình công nghệ sản xuất gạch AAC
Ứng dụng rộng rãi
Với ưu điểm nổi bật về trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt và cách âm hiệu quả, AAC ngày nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực xây dựng:
- Xây dựng dân dụng: AAC được sử dụng phổ biến cho xây dựng nhà ở, chung cư, biệt thự nhờ trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt và cách âm tốt.
- Xây dựng công nghiệp: Ứng dụng trong xây dựng nhà xưởng, kho bãi, văn phòng do ưu điểm chịu lực tốt, thi công nhanh chóng.
- Cải tạo nhà cũ: AAC giúp giảm tải trọng cho công trình cũ, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.
Sự linh hoạt trong việc chế tạo thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau từ khối lớn đến tấm lớp giúp AAC dễ dàng đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết kế và thi công.
Ứng dụng rộng rãi của gạch AAC
Thực trạng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, AAC đang dần khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nhưng gạch AAC vẫn còn gặp một số rào cản về tâm lý ưa chuộng vật liệu truyền thống như gạch đỏ đất nung, loại vật liệu xây dựng phổ biến lau đời tại Việt Nam.
Gạch nung là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất của con người, được sử dụng trong kiến trúc từ hàng nghìn năm. Những viên gạch chịu lửa đầu tiên đã xuất hiện trong công trình quần thể đền tháp Ziggurat ở Ur của người Lưỡng Hà cổ đại vào khoảng năm 2100 trước Công nguyên. Gạch đỏ truyền thống được làm từ đất sét nung, mang đến độ bền và khả năng chịu lực cao.
Tuy nhiên, gạch đỏ cũng bộc lộ một số hạn chế:
- Khả năng cách âm, cách nhiệt chưa tốt.
- Khả năng chống thấm không cao.
Ngoài ra, việc sản xuất Gạch đỏ truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường và nguồn tài nguyên, bao gồm:
- Tiêu hao đất canh tác: Quá trình sản xuất Gạch đỏ cần khai thác một lượng lớn đất sét, dẫn đến mất đi diện tích đất canh tác quý giá.
- Phá rừng: Nung gạch đỏ sử dụng than hóa thạch và củi đốt, góp phần vào tình trạng phá rừng, gây mất cân bằng sinh thái và gia tăng lượng khí thải CO2, thúc đẩy biến đổi khí hậu.
- Ô nhiễm môi trường: Lò nung Gạch đỏ thải ra lượng lớn khí bụi, CO2, SO2, NOx và các chất độc hại khác, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe con người.
- Cạn kiệt tài nguyên: Nguồn tài nguyên đất sét và than hóa thạch đang dần cạn kiệt, không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất gạch đỏ ngày càng tăng trong tương lai.
Gạch AAC, sự thay thế hoàn hảo
Chính vì sở hữu nhiều hạn chế mà để khắc phục điều này, công nghệ sản xuất vật liệu hiện đại đã cho ra đời các dòng vật liệu mới, cải tiến hơn và cao cấp hơn, tiêu biểu như gạch AAC. Nếu so sánh trên tổng thể giá hoàn thiện 10m2 tường, bao gồm các khoản vữa, nhân công, thiết bị, có thể thấy chi phí sử dụng gạch AAC sẽ giúp tiết kiệm 20% chi phí so với việc sử dụng gạch đỏ.
Chi phí nhân công sẽ tuỳ theo khu vực địa lý mà có sự thay đổi. Bảng giá dựa vào giá nhân công tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận để tính toán.
Bảng so sánh giá xây tô trát 2 mặt tường gạch AAC và gạch đỏ Tuynel giao thô
Hơn nữa, xu hướng xây dựng bền vững và giảm thiểu tác động môi trường đang được đẩy mạnh, khiến AAC trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư và kiến trúc sư. Các nghiên cứu liên tục được thực hiện để cải thiện tính năng và giảm giá thành sản xuất, hứa hẹn đưa AAC trở thành vật liệu xây dựng chủ đạo trong tương lai.
Kết luận
Bê tông khí chưng áp không chỉ mang dấu ấn lịch sử trong ngành xây dựng mà còn mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho ngành xây dựng của Việt Nam. Với những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng cách nhiệt, cách âm và thân thiện môi trường, AAC chắc chắn sẽ tiếp tục được tin dùng trong nhiều thập kỷ tới.
(QH)_
Hey people!!!!!
Good mood and good luck to everyone!!!!!