9 BƯỚC LẮP DỰNG TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG CHƯNG ÁP ALC ĐÚNG CHUẨN NHÀ SẢN XUẤT
Bê tông khí chưng áp là loại vật liệu được xem là bước cải tiến lớn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho cả ngành công nghiệp và dân dụng.
Đặc tính của loại bê tông khí chưng áp này là rất nhẹ, chỉ bằng 1/5 so với bê tông cốt thép, 1/3 so với gạch đỏ 4 lỗ, cộng với tính năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm, độ bền, chống chịu va đạp tốt hơn nhiều so với gạch và bê tông truyền thống.
Do đó, ở các nước phát triển hầu như đã bỏ gạch đỏ để chuyển sang sử dụng 100% loại bê tông nhẹ này. Loại bê tông khí này được sản xuất theo nhiều dạng, phổ biến nhất là 2 dạng:
1.Dạng viên hay còn gọi là gạch nhẹ, gạch AAC, gạch bê tông khí chưng áp
Loại gạch nhẹ này có phương pháp xây dựng giống như gạch đỏ truyền thống hay gạch cốt liệu không nung. Tuy nhiên, do khối lượng nhẹ, nên gạch được đúc thành từng viên lớn hơn gấp 6-10 lần gạch đỏ.
Cùng với việc sử dụng vữa trộn sẵn chuyên dụng cộng với các dụng cụ thi công chuẩn hóa nên tường xây bằng loại gạch này nhanh gấp 3 lần so với gạch đỏ.
Tường gạch nhẹ AAC sau khi xây xong có độ phẳng cao hơn tường gạch đỏ truyền thống rất nhiều, nên không cần tô trát mà bả sơn trực tiếp lên bề mặt tường xây. Do đó, tiết kiệm được rất nhiều chi phí vữa trộn cũng như tăng thêm được tốc độ thi công nhiều lần.
2.Dạng Tấm hay còn gọi là tấm tường bê tông nhẹ, tấm tường bê tông khí chưng áp, hay tấm ALC, Panel ALC
Loại tấm tường bê tông nhẹ này được nhà máy sản xuất trên băng chuyền hiện đại, để có thể tạo ra những tấm lớn dạng panel, với ý tường là sẽ tạo được một mảng tường lớn hơn nhiều lần chỉ trong 1 lần lắp dựng.
Do có khối lượng nhẹ nên việc sản xuất các tấm lớn và lắp dựng bằng tay hay công cụ nhỏ là hoàn toàn khả thi. Các tấm lớn cũng có ưu điểm là độ phẳng nhẵn sẽ cao hơn việc xây từ những viên nhỏ, cho bê mặt hoàn thiện cao hơn so với gạch.
Để hạn chế nứt, gãy cho tấm lớn, nhà sản xuất thưởng bố trí thêm 1 hoặc 2 lớp thép phi 3,4,5 cường độ cao để gia cường đặc tính cơ lý cho tấm tường bê tông khí chưng áp.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị, người ta ngày càng ưa chuộng việc xây tường bằng các tấm bê tông nhẹ, cho thời gian thi công nhanh gấp 7 lần so với gạch đỏ.
Hơn nữa, tường sau khi hoàn thiện bả sơn có độ phẳng gần như tuyệt đối mà không cần một biện pháp thi công hay tay nghề cao.
Ưng dụng Tấm tường ALC này hoàn toàn khác so với các loại tấm cement, xi măng cemboard, tấm bê tông xốp (bê tông nhẹ EPS) trên thị trường, bởi đặc tính cơ lý chắc chắn hơn nhiều, có thể lắp ghép sàn diện tích lớn mà không cần gia cố bề mặt.
SAU ĐÂY LÀ 9 BƯỚC LẮP DỰNG TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG CHƯNG ÁP ALC ĐÚNG CHUẨN
Việc thi công lắp dựng, tra vữa, keo và xử lý mối nối tấm tường bê tông khí chưng áp rất quan trọng.
Thi công lắp dựng đúng kỹ thuật, giúp cho tường nhà bạn đảm bảo tính vững chắc trong kết cấu, hạn chế tối đa các sự cố không đáng có.
Hơn nữa, việc lắp dựng tấm tường ALC đúng còn cho hiệu quả không ngờ về mặt thẩm mỹ, tường sẽ phẳng và đẹp hơn, không bị nứt vặt và còn tiết kiệm nhiều chi phí nhân công, vật tư.
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Chuẩn bị mặt bằng dựa vào bản thiết kế đánh dấu các cột, dầm, sàn kết nối với tấm Panel.
Sử dụng máy Laze để kiểm tra tim, cốt, cao độ cửa và hệ thống kỹ thuật
Bước 2: Tiến hành đính miếng đệm cao su vào đỉnh mỗi tấm Panel.
Miếng đệm cao su có tác dụng tạo ra liên kết đàn hồi giữa tấm tường Panel với mặt trần bê tông.
Bước 3: Dựng tấm Panel vào vị trí đầu tiên, bơm keo foam vào vị trí tiếp giáp với cột, vách bê tông
Mục đích của việc sử dụng keo Foam để tạo ra liên kết đàn hồi với vật liệu khác .
Trình tự lắp dựng phải tuân thủ theo sơ đồ lắp dựng lắp trong trước ngoài sau (tường trong nhà – vách ngăn cách phòng, căn hộ – vách hành lang căn hộ).
Tấm Panel có thể đặt theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang tùy theo yêu cầu thiết kế.
Bước 4: Dùng bộ kích để kích tấm panel lên kịch trần và tiến hành nêm chân để giữ cố định tấm panel.
Sau đó dùng máy laser để căn chỉnh độ thẳng đứng của Panel.
Bước 5: Vít trực tiếp tấm Panel vào dầm hoặc sàn bê tông bằng ke chữ L.
Bước 6: Tấm Panel có thiết kế rãnh âm dương nhằm tăng tính liên kết giữa các tấm.
Dùng vữa chuyên dụng trát tại rãnh âm của tấm panel. Sau đó dựng các tấm Panel tiếp theo trên đường mực đã kẻ sẵn, bao gồm các vị trí cửa đi, cửa trong căn hộ, cửa logia…
Bước 7: sử dụng ke zic zắc để khóa các tấm Panel lại.
Điều này giúp cho các tấm Panel được liên kết với nhau vững chắc hơn, thực tế không có cũng không sao.
Bước 8: Dùng vữa chuyên dụng để lấp đầy các mạch tiếp giáp giữa các tấm panel.
Đồng thời, kiểm tra chèn vữa dưới chân và trên đỉnh tấm Panel ALC.
Bước 9: Tiến hành công tác rà phẳng các tấm tường bằng máy chuyên dụng sau khi kiểm tra độ phẳng
Tiếp theo có thể dán lưới thủy tinh các mối nối tấm panel trong quá trình bả cho đảm bảo hơn, nhưng thực tế không dán cũng không sao cả.
Một số lưu ý về việc sơn bả, thi công điện nước âm tường bê tông khí chưng áp ALC
Tường xây bằng tấm panel ALC có thể bả trực tiếp bằng bột bả Skimcoat hoặc bột bả thông thường.
Sau khi hoàn thành lắp dựng tấm panel ALC có thể tiến hành thi công đường điện, nước… trong căn hộ như các vật liệu xây thông thường.
Việc cắt rãnh theo các tọa độ thiết kế nên được thực hiện bằng máy cắt rãnh chuyên dụng để đảm bảo kỹ thuật và tính thẩm mỹ của công trình.
Bài viết liên quan
NHÀ PHỐ 2 TẦNG 140M2 3 PHÒNG NGỦ, CÓ GARA XE HƠI VÀ VIEW SÂN VƯỜN
NHÀ PHỐ 2 TẦNG 140M2 3 PHÒNG NGỦ, CÓ GARA XE HƠI VÀ VIEW SÂN [...]
Sep
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG NHÀ PHỐ, NHÀ Ở ĐÔ THỊ
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG NHÀ PHỐ, NHÀ Ở ĐÔ THỊ Xây nhà phố, [...]
Sep
NHÀ PHỐ 2 TẦNG HIỆN ĐẠI 80M2
NHÀ PHỐ 2 TẦNG HIỆN ĐẠI 80M2 Thiết kế: Proiectari Diện tích: 80m2 Công năng: [...]
Aug