So sánh gạch nhẹ AAC không nung và gạch đỏ Tuynel

Sản phẩm gạch nung trong xây dựng không còn chiếm thể độc tôn từ khi sản phẩm gạch không nung ra đời, bởi vì những sản phẩm gạch không nung giúp khắc phục hầu hết những nhược điểm mà sản phẩm gạch không nung để lại.

Để người dùng có sự đánh giá rõ rệt hơn, bài viết dưới đây Chúng tôi xin được so sánh gạch nhẹ AAC và gạch nung về một số phương diện trong xây dựng, các bạn hãy cùng tham khảo để biết thêm thông tin

So sánh gạch không nung và gạch nung

BẢNG 1: SO SÁNH THÔNG SỐ KỸ THUẬT, TÍNH NĂNG GIỮA GẠCH AAC, GẠCH ĐỎ TUYNEL VÀ GẠCH XI MĂNG CỐT LIỆU

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐVT

GẠCH AAC EBLOCK

GẠCH ĐỎ TUYNEL 04 LỖ

GẠCH XI MĂNG CỐT LIỆU

Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 7959:2017 TCVN 1450:2009 TCVN 6477:2016
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Thành phần cấu tạo Cát, xi măng, vôi, bột nhôm, nước Đất sét, than, nước Mi bụi, xi măng, tro bay
Kích thước viên gạch mm 600 x 200 180 x 80 Tùy loại
Độ dày gạch mm 75 – 200 80 75 – 500
Sai lệch kích thước mm ± 1.5 ± 05 – 15
Cường độ chịu nén MPa 3.0 – 7.5 3.0 – 5.0 5.0 – 10.0
Khối lượng thể tích khô kg/m³ 460 – 700 ∼ 1100-1500 ∼ 1500 – 2200
Độ co khô* mm/m ≤ 0.2 ∼ 0.1 ∼ 2
Độ chống cháy* giờ ∼ 4 – 8 ∼ 1- 2 ∼ 1- 2
Hệ số dẫn nhiệt khô W/m.K ∼ 0.11 – 0.16
(cách nhiệt tốt)
∼ 0.82
(cách nhiệt trung bình)
∼ 1.03
(cách nhiệt kém)
Hệ số cách âm* dB 36 – 56 28 N/A
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
Cấu hình tường thông thường Skimcoat EBS (3-5mm)
Gạch AAC
Skimcoat EBS (3-5mm)
Vữa Xi măng cát (15-20mm)
Gạch đỏ
Vữa Xi măng cát (15-20mm)
Vữa Xi măng cát (15-20mm)
Gạch XMCL
Vữa Xi măng cát (15-20mm)
Tác động Giống như thi công bả matic, không phải ghém, đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí nhân công và tiết kiệm vật tư hoàn thiện Tường tô dày phải ghém và nghiệm thu ghém, rủi ro bị bộp và nứt, chi phí nhân công tô xi măng cát cao gấp 4 lần Tường tô dày phải ghém và nghiệm thu ghém, rủi ro bị bộp và nứt, chi phí nhân công tô xi măng cát cao gấp 4 lần
Bả matic Không cần thiết Bắt buộc có Bắt buộc có
Năng suất thi công m²/người /ngày ∼ 25 – 30 ∼ 8 – 12 ∼ 12 – 15
Chi phí gạch** % 100% ~ 85 – 90% ~ 90 – 95%
Chi phí kết cấu** % ∼ 85 – 90% 100% N/A
Chi phí vữa % ∼ 85 – 90% 100% N/A
TIÊU CHUẨN XANH
Tác động môi trường Gạch nhẹ AAC là vật liệu xanh, quy trình sản xuất khép kín, giảm phát thải CO2, chất đốt Tiêu tốn 50-70 triệu m³ đất, 5-6 tỷ tấn than và thải ra môi trường 20-25 tỷ tấn CO2 mỗi năm Là vật liệu xanh, quy trình sản xuất khép kín, được chính phủ khuyến khích sử dụng

* Phụ thuộc chiều dày và cấu hình của hệ tường

1. Về nguyên liệu sản xuất

Gạch AAC được làm từ xi măng, thạch cao, cát, đá, …  còn Gạch nung Tuynel được làm từ đất sét nông nghiệp, than, củi để đốt…

Xét về nguyên liệu sản xuất chúng ta có thể thấy được nguyên liệu làm gạch không nung rẻ tiền và thân thiện với môi trường hơn so với gạch nung.

2. Trọng lượng của gạch

Trọng lượng của gạch không nung là 550-650kg/m3 còn trọng lượng của gạch nung là 1800kg/m3,

Với số liệu này cho thấy trọng lượng của gạch không nung chỉ bằng 1/3 của gạch nung, giúp giảm đi rất nhiều trọng lượng lê bộ khung công trình, nâng cao chỉ số an toàn cho cả công trình.

3. Về kích thước

Gạch AAC có kích thước dài x rộng x cao là 60cm x 20cm x 10cm hoặc 60cmx20cmx20cm còn gạch nung là 22,5cm x 7,5cm x 10cm hoặc 22,5cm x 7,5cm x 150 cm

Kết hợp với trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với gạch nung giúp rút ngắn thời gian thi công công trình, tiết kiệm nhân công lao động và chi phí vữa xây.

4. Khả năng chịu lực, chống cháy, cách nhiệt, cách âm

Gạch siêu nhẹ được chọn để xây dựng các công trình xây dựng

Gạch bê tông nhẹ AAC được ưu tiên lựa chọn để xây dựng các công trình xây dựng

Gạch nhẹ AAC  được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu tại nhà máy, chất lượng sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn gạch AAC trước khi sử dụng.

Xét về khả năng chịu lực, điển hình chúng ta thấy qua bảng so sánh thì cường độ chịu nén của 3 loại gạch đều ngang nhau tùy loại và tuân thủ theo TCVN.

Riêng với gạch nung Tuynel, về chất lượng được đánh giá khả năng chịu lực chưa cao, do hiện nay phần lớn các lò gạch đẩy nhanh quá trình nung, khiến cho viên gạch trở nên giòn, dễ vỡ, chịu nén thấp, dù độ cứng bề mặt là khá vượt trội so với 2 loại gạch không nung còn lại.

Có thể thấy rõ ràng qua các thử nghiệm khi dùng bùa đập vào 3 mẫu gạch thì gạch Tuynel luôn bể vụn ra, còn gạch AAC chỉ bị lún vào mà hầu như không bị vỡ

Tuy nhiên, nếu ta đưa chỉ số này chia cho khối lượng thể tích thì đó là một bài toán khác hẳn, khi đó gạch AAC cho khả năng chịu lực cao nhất.

Khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C, đảm bảo an toàn chống cháy tối thiểu 4 tiếng trong các đám cháy, khả năng cách nhiệt tốt tiết kiệm đến 40% điện năng cho điều hòa, làm mát. Kết cấu rỗng giúp gach AAC có khả năng cách âm rất tốt.

Gạch đỏ Tuynel chỉ chịu được nhiệt độ trong vòng 2 tiếng, khả năng các nhiệt và cách âm thấp nên không có khả năng tiết kiệm điện năng.

5. Độ thân thiện môi trường

Điều này là rất rõ ràng, mục tiêu của các nhà phát minh là tìm ra giải pháp để giảm tác hại môi trường từ việc sản xuất và dùng gạch đỏ Tuynel để xây nhà.

Nên việc gạch AAC được xem là vât liệu xanh và thân thiện môi trường nhất trong 03 các loại gạch nêu trên 

LỜI KẾT

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về so sánh gạch nung và gạch không nung, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chia sẻ, chúc các bạn có được những sự lựa chọn chất lượng nhất!

Nguồn: https://hass.vn/uu-diem-gach-cach-nhiet-aac

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com